Chia sẻ SEO & Google Ads cho website Shopify

Chia sẻ SEO & Google Ads cho website Shopify

1722802350166.png

Để bớt lệ thuộc vào các sàn, nền tảng thứ 3 thì ai cũng xây cho mình 1 website là sân chơi riêng của mình. Nhất là với các anh em Ecommerce trên nền tảng Shopify vì một số lợi ích như:
  • Kiểm soát, tối ưu được hoàn toàn chi phí/đơn hàng.
  • Có được thông tin khách hàng chi tiết để upsale, crosssale
  • Kiểm soát được lượng traffic & có thể Re-marketing cho 99% traffic khách không mua ở đa nền tảng (FB, Toptop, GG, YT, Web, App)
Và để triển khai Seo & Ads trên nền tảng này chúng ta phải tối ưu 2 phần chính. Bao gồm Tối ưu nội dung cơ bản & Tối ưu nội dung Seo & technical Seo

Phần 1: Tối ưu nội dung cơ bản của website (hay quên)

Theo định nghĩa cá nhân của em website là cái nhà của công ty trên không gian mạng. Và ai cũng muốn bước vào 1 cái nhà địa chỉ rõ ràng, thông tin chi tiết, bố trí không gian khoa học, chức năng đầy đủ. Nhưng qua quá trình làm dịch vụ bên em thì hầu hết đến 90% doanh nghiệp lại chưa đáp ứng thông tin này. Nhóm thông tin em thấy là cực kì quan trọng bao gồm:

Giới thiệu:

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong kỉ nguyên AI và là trọng số trong SEO - E.E.A.T (Experience - Trải nghiệm người dùng, Expertise - Tính chuyên môn, Authoritativeness - Tính thẩm quyền, Trustworthiness - Độ tin cậy). Vì thời điểm hiện tại AI content đã sản xuất được 90% chữ cho bất kì sản phẩm nào, nên yếu tố Giới thiệu này sẽ khẳng định vị thế của website bạn với website khác.

Giới thiệu về công ty:
  • Thời gian ra đời, giấy phép thành lập (show giấy phép - che cái cần che)
  • Sơ đồ bộ máy tổ chức (nếu có), lĩnh vực hoạt động, tầm nhìn sứ mệnh quan điểm (nếu có)
  • Đã lên các phương tiện truyền thông nào chưa (dẫn link - nếu có)
  • Những đối tác, khách hàng uy tín công ty đã cung cấp, sản phẩm dịch vụ.
  • Hệ thống Social liên lạc của công ty nếu có thể show được: Tiktok, FB, Youtube, Sàn,...
  • Những địa điểm đại lý, hoặc cơ sở bán, cung cấp dịch vụ của công ty (có gắn google maps)
Giới thiệu về chủ doanh nghiệp, nhân sự chủ chốt:
  • Người này là ai từ đâu đến
  • Người này đã có kinh nghiệm & trải nghiệm như thế nào ở lĩnh vực này.
  • Có những thành tích nổi bật nào trong quá khứ
  • Báo chí nói về cá nhân chủ doanh nghiệp (nếu có)
  • Hệ thống Social liên lạc nếu có thể show được: Tiktok, FB, Youtube,...
Liên hệ công ty

Phần này khá đơn giản chỉ cần có được những thông tin như: tên công ty, địa chỉ, SĐT, Email, Google Maps công ty, Form để khách hàng, đối tác gửi phản hồi hoặc nhờ liên hệ lại.

Nhóm bài chính sách

Đây là nhóm bài viết website nào cũng nên có nhưng cực kì quan trọng đối với những website Ecommerce. Nhóm này trước là để nhân sự đỡ phải tư vấn, sau là để google nhận diện thực thể quảng cáo Google Shopping. Bao gồm một số nhóm bài như:
  • Chính sách mua bán
  • Chính sách giao nhận
  • Chính sách đổi trả
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • ....
Chỉ cần 2 nhóm bài viết: Giới thiệu, Chính sách chắc chắn website bạn đã cực tốt trong quá trình SEO & Uy tín trong mắt khách hàng rồi.

Phần 2: Tối ưu nội dung Seo & Technical Seo

Đầu tiên phải nói về SEO nền tảng Shopify. Đây là nền tảng sinh ra để hỗ trợ các anh em làm Ecommerce nên căn bản nó đã được tối ưu những yếu bắt buộc phải có trong 1 website bán hàng Gồm các yếu tố:

Tốt cho Seo bao gồm:
  • Tốc độ tải nhanh (quan trọng trong Seo & Ads)
  • Thân thiện với thiết bị di động.
  • Có trang 404, Robot.txt, Sitemap.xml.
  • Index nhanh (đã test)
Yếu tố Seo chưa kiểm soát được
  • Url chưa tùy biến sâu: /collections, /products, /blogs/news/... cố định theo cấu trúc Silo, nên url hơi dài. Khi triển khai nên để URL là từ khóa chính của bài thôi.
  • Khó tùy biến chuyên sâu về code vì nền tảng cố hữu. Cần chuyên gia tùy biến & tốn chi phí, thời gian nhiều vì can thiệp code sâu.
May quá. Trên Shopify cũng có sẵn App Yoast Seo tích hợp 90% những thứ fix lỗi trên Seo thường gặp khiến web Ecommerce khó Lên Top Serp như: Thin content, Duplicate content, Canonical, Keyword Cannibalization.

Cate & Product - Yếu tố khiến URL khó Ranking

Đây là một trong các lỗi thường gặp khiến các Url khó ranking top trên các nền tảng đó là lộn định dạng. Một ví dụ dễ hiểu cho từ khóa.
  • Áo thun nam: top 10 đa số là Category
  • Áo thun thích minh tuệ: top 10 đa số là Product
» Việc việc sai lầm trong quá trình chọn định dạng này sẽ khiến URL hầu như không lên được top, cho dù bạn cố gắng Seo bằng Baclink & User,... Nếu lên thì chỉ trong 1 ngày, hoặc 1 buổi là nhiều rồi.
Không thể tự suy nghĩ mà nên research top 10 cho từng URL để cấu trúc, định dạng đúng ngay từ trước khi triển khai nội dung trên website để lên là Ranking luôn.

Nghiên cứu & Spy ông top ngành

Ông lớn làm sao mình làm y chang... không cần suy nghĩ. Chọn 1 trong các website top ngành rồi bố trí sản phẩm & cate như họ, y chang là càng tốt, vì họ đã có dữ liệu đầy đủ. Tháng vài triệu khách hàng thì họ biết cái nút, kêu gọi hành động (đặt hàng, bảo hành, khuyến mãi, màu sắc sản phẩm,...) nên đặt chỗ nào để chuyển đổi tốt.

Ví dụ:
  • Nếu mình bán áo, quần, váy thì chọn Coolmate.
  • Nếu bán mỹ phẩm thì Hasaki
  • Nếu bán điện tử thì thegioididong

Hiện tại AI đã làm được & viết rất hay đầy đủ content cho sản phẩm, danh mục,... chỉ cần bạn biết prompt thôi. Việc sản xuất content cho SP & DM chỉ cần từ 600 - 800 từ nên hầu hết các AI (Chat GPT, Gemini, Claude,...) đều sản xuất được.
Nên dùng Gemini để sản xuất content cho SP & DM

Bổ sung đủ, cực chi tiết thông tin SP - DV

Nguyên tắc ở đây là bán cái gì thì chi tiết cái đó, rõ đến mức mà khách hàng không còn cái gì để hỏi nữa.
  • Hình sản phẩm không mẫu
  • Hình sản phẩm có mẫu
  • Video chi tiết sản phẩm
  • Có video quay thực tế sản phẩm thì quá ổn luôn
Cái này sẽ rất tốt cho quá trình tư vấn khách & dễ chốt deal. Vì không trả lời những câu hỏi không đáng từ khách hàng.
Xem mẫu các sản phẩm ở website TGDD, ĐMX làm theo là y bài luôn
Vì không kĩ ở những khâu ban đầu này một lần nên sẽ gặp rất nhiều vấn đề trong khâu tư vấn, chốt đơn, giải quyết khiếu nại. Nên nếu lười chốt đơn, lười tư vấn, lười giải quyết khiếu nại thì nên kĩ càng ở khâu này (Vì thực sự chỉ làm có 1 lần thôi)

Bài hơi dài rồi... Phần 2 em sẽ nói chi tiết về cách triển khai Ads trên nền tảng Google cho website nhé. Nếu anh em thấy hay cho em 1 like, share. Comment vấn đề anh em gặp về Seo & Ads trên nền tảng này nhé. Em sẽ dành thời gian lên trả lời comment ạ.
 
Nối tiếp bài trước, bài này em tập trung chia sẻ chi tiết về lộ trình Đổ Ads trên nền tảng Google cho website. Ở đây nội dung sẽ gồm 3 phần:
  • Lập kế hoạch chiến dịch và xác định mục tiêu rõ ràng
  • Lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp (Search, Shopping, Display,…)
  • Hướng dẫn viết quảng cáo hấp dẫn và thu hút

Phần 1: Lập kế hoạch chiến dịch và xác định mục tiêu

Khi bắt đầu lập kế hoạch cho chiến dịch quảng cáo Google, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định rõ mục tiêu cụ thể. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và chiến lược kinh doanh. Dưới đây là một số mục tiêu phổ biến mà các website thương mại điện tử thường hướng đến:
  • Tăng doanh số bán hàng: Đây là mục tiêu phổ biến nhất. Bạn có thể đặt mục tiêu tăng doanh số lên 20% trong vòng 3 tháng thông qua chiến dịch quảng cáo.
  • Tăng nhận diện thương hiệu: Nếu bạn là một thương hiệu mới, mục tiêu này rất quan trọng. Ví dụ, bạn muốn tăng số lượt hiển thị quảng cáo lên 1 triệu trong tháng đầu tiên.
  • Tăng lượng truy cập website: Mục tiêu này phù hợp nếu bạn muốn thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Bạn có thể đặt mục tiêu tăng 50% lượng truy cập trong 2 tháng.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Nếu website của bạn đã có lượng truy cập tốt nhưng tỷ lệ mua hàng còn thấp, đây sẽ là mục tiêu quan trọng.
Ví dụ, tăng tỷ lệ chuyển đổi từ 2% lên 3.5% trong vòng 6 tháng. Giới thiệu sản phẩm mới: Khi ra mắt sản phẩm mới, bạn có thể đặt mục tiêu đạt 1000 đơn hàng cho sản phẩm đó trong tháng đầu tiên.

Phần 2: Lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp (Search, Shopping, Display,…)

Sau khi đã xác định rõ mục tiêu và đối tượng khách hàng, bước tiếp theo trong lộ trình quảng cáo Google cho website thương mại điện tử là lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp. Google Ads cung cấp nhiều loại hình quảng cáo khác nhau, mỗi loại đều có những ưu điểm riêng và phù hợp với các mục tiêu marketing khác nhau.

1. Dùng hình thức Google Adwords (Google search) cho danh mục sản phẩm (catelogy sản phẩm)
Google Adwords, hay còn gọi là quảng cáo tìm kiếm Google, là hình thức quảng cáo phổ biến và hiệu quả nhất cho các website thương mại điện tử. Nó nên được áp dụng để quảng bá cho các danh mục sản phẩm (category) của bạn.

Giả sử bạn đang quảng cáo cho danh mục "Laptop gaming" trên website bán đồ công nghệ:
  • Từ khóa: "laptop gaming giá rẻ", "laptop chơi game cấu hình cao", "laptop gaming 2024"
  • Tiêu đề quảng cáo: "Laptop Gaming Chính Hãng | Giá Tốt Nhất 2024 | Freeship Toàn Quốc"
  • Mô tả: "Đa dạng mẫu mã, cấu hình mạnh mẽ. Bảo hành 24 tháng. Trả góp 0%. Mua ngay!"
  • URL hiển thị: User.com.vn /laptop-gaming
  • Trang đích: Trang danh mục laptop gaming với các bộ lọc dễ sử dụng
Lưu ý quan trọng:
  • Theo dõi chặt chẽ hiệu suất của từng nhóm quảng cáo và từ khóa.
  • Thường xuyên cập nhật nội dung quảng cáo để phản ánh các chương trình khuyến mãi mới.
  • Sử dụng tiện ích mở rộng quảng cáo như liên kết trang web, số điện thoại để tăng tỷ lệ nhấp chuột.

2. Dùng hình thức Google Shopping cho sản phẩm (product)
Google Shopping là một công cụ quảng cáo mạnh mẽ dành riêng cho các sản phẩm trên website thương mại điện tử. Hình thức này cho phép bạn hiển thị hình ảnh sản phẩm, giá cả và thông tin chi tiết ngay trên trang kết quả tìm kiếm của Google, mang lại trải nghiệm mua sắm trực quan và hấp dẫn cho người dùng.

Cách thiết lập Google Shopping cho sản phẩm:
  • Tạo tài khoản Google Merchant Center > Tạo feed sản phẩm > Liên kết Merchant Center với Google Ads > Tạo chiến dịch Google Shopping > Tối ưu hóa chiến dịch
Giả sử bạn đang quản lý một cửa hàng trực tuyến bán giày thể thao. Dưới đây là cách bạn có thể tối ưu hóa chiến dịch Google Shopping:
  • Phân chia nhóm sản phẩm: Nhóm 1: Giày chạy bộ, Nhóm 2: Giày bóng đá, Nhóm 3: Giày tennis
  • Tối ưu hóa tiêu đề sản phẩm: Thay vì: "Giày Nike Air Zoom Pegasus 38" > Sử dụng: "Giày Chạy Bộ Nam Nike Air Zoom Pegasus 38 - Đen/Trắng"
  • Cải thiện chất lượng hình ảnh: Sử dụng hình ảnh độ phân giải cao, Chụp sản phẩm từ nhiều góc độ, Thêm hình ảnh chi tiết về chất liệu, đế giày
  • Điều chỉnh giá thầu theo thời gian: Tăng giá thầu vào buổi tối khi người dùng có xu hướng mua sắm online nhiều hơn, Giảm giá thầu vào những giờ có tỷ lệ chuyển đổi thấp
  • Sử dụng tiện ích mở rộng: Thêm đánh giá sản phẩm, Hiển thị chương trình khuyến mãi (ví dụ: Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 1 triệu đồng)
Những cách đơn giản này có thể tối ưu hóa hiệu suất của chiến dịch Google Shopping, tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) và tỷ lệ chuyển đổi, đồng thời giảm chi phí cho mỗi lần chuyển đổi (CPA) cho website của bạn.

3. Dùng hình thức Google Dynamic Search cho bài blog, news
Google Dynamic Search Ads (DSA) là một công cụ quảng cáo tuyệt vời cho các website có nhiều nội dung phong phú như blog và trang tin tức. Hình thức này tự động tạo quảng cáo dựa trên nội dung của website, giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn mà không cần phải tạo quảng cáo thủ công cho từng bài viết.

Cách thiết lập Google Dynamic Search Ads:
Đảm bảo website có cấu trúc rõ ràng và dễ crawl. Tối ưu hóa tiêu đề và meta description, content Seo cho từng trang, bài viết.

Tạo chiến dịch DSA trong Google Ads: Chọn "Tạo chiến dịch mới" > "Tìm kiếm" > "Động" > Chọn nguồn trang đích (toàn bộ website hoặc chỉ một số trang cụ thể) > Tạo các dòng mô tả chung phù hợp với nhiều loại nội dung Sử dụng các biến động như {SearchQuery} để cá nhân hóa quảng cáo.

Giả dụ bạn đang quản lý một trang blog về công nghệ. Dưới đây là cách bạn có thể tối ưu hóa chiến dịch DSA:

Phân chia mục tiêu động:
  • Nhóm 1: URL chứa "/smartphone/"
  • Nhóm 2: URL chứa "/laptop/"
  • Nhóm 3: URL chứa "/mouse/"
Tối ưu hóa mô tả quảng cáo:
  • Dòng 1: "Đánh giá chi tiết {SearchQuery}"
  • Dòng 2: "Cập nhật mới nhất về công nghệ"
  • Call-to-action: "Khám phá ngay!"
Sử dụng từ khóa phủ định:
Thêm từ khóa phủ định như "giá rẻ", "cũ" để tránh hiển thị cho những tìm kiếm không phù hợp với nội dung blog

Bằng cách áp dụng Google Dynamic Search Ads cho blog và trang tin tức, bạn không chỉ tăng lưu lượng truy cập mà còn nâng cao khả năng tiếp cận đúng đối tượng quan tâm đến nội dung của bạn.
Vì cả 3 hình thức ở trên đều là hình thức khách hàng phải search đúng từ khóa ngành hàng của mình mới truy cập được nên hầu như ở đây >80% là khách đang có nhu cầu trực tiếp hoặc gián tiếp về sản phẩm dịch vụ ta cung cấp.

4. Dùng Google Display Network (GDN) để tiếp thị lại với khách hàng đã truy cập website.

Khoảng 99% khách hàng truy cập website của bạn bằng 3 hình thức trên sẽ chẳng nhớ tới bạn, thực hiện chuyển đổi sau khi họ thoát ra khỏi website. Và GDN sẽ giúp khách hàng được nhớ tới bạn liên tục.

Nên dùng ít nhất 3 mẫu để Re Marketing: giới thiệu công ty, giới thiệu chất lượng sản phẩm, cảm nhận người tiêu dùng, khuyến mãi,...

Mẫu 1: Giới thiệu công ty
  • Tiêu đề: "Khám phá [Tên công ty] - Đối tác tin cậy của bạn"
  • Mô tả: "Chuyên gia trong lĩnh vực [ngành hàng] với hơn [X] năm kinh nghiệm"
  • CTA: "Tìm hiểu thêm"
  • Hình ảnh: Logo công ty hoặc hình ảnh đội ngũ nhân viên
Mẫu 2: Giới thiệu chất lượng sản phẩm
  • Tiêu đề: "Sản phẩm chất lượng cao tại [Tên công ty]"
  • Mô tả: "100% hàng chính hãng, bảo hành [X] tháng, đổi trả miễn phí"
  • CTA: "Mua ngay"
  • Hình ảnh: Sản phẩm nổi bật hoặc chứng nhận chất lượng
Mẫu 3: Cảm nhận người tiêu dùng
  • Tiêu đề: "Khách hàng nói gì về [Tên công ty]?"
  • Mô tả: "4.9/5 sao - Hơn 10,000 đánh giá tích cực"
  • CTA: "Xem đánh giá"
  • Hình ảnh: Ảnh khách hàng hài lòng hoặc biểu đồ đánh giá
Bạn nên kết hợp GMC (Google Merchant Center) và kênh Youtube của công ty để tiếp thị lại động chính các sản phẩm mà khách hàng truy cập. Tạo 1 hệ sinh thái Free traffic từ Seo top youtube & Re GDN Youtube.

Còn các hình thức Smart để Scale up đơn hàng nữa mà dài quá nên từ từ để sau viết.

Phần 3: Viết quảng cáo hấp dẫn và thu hút
Tiêu đề quảng cáo là yếu tố đầu tiên thu hút sự chú ý của người dùng.

Một tiêu đề tốt không chỉ ngắn gọn, súc tích mà còn phải nổi bật và tạo được sự tò mò. Dưới đây là một số nguyên tắc và ví dụ cụ thể để bạn có thể áp dụng
  • Sử dụng từ khóa chính: Giày Thể Thao Chính Hãng | Giảm Giá Đến 50%"
  • Tạo cảm giác khẩn cấp: Sale Sốc 24H - Mua Ngay Kẻo Lỡ!"
  • Nhấn mạnh giá trị độc đáo:"Laptop Gaming Siêu Mỏng | Hiệu Năng Vượt Trội"
  • Sử dụng con số: 1000+ Mẫu Áo Thun | Freeship Đơn Từ 300K"
  • Đặt câu hỏi: Bạn Đã Sẵn Sàng Cho Mùa Hè Chưa? | Bikini Hot 2024"
Viết mô tả quảng cáo chi tiết, nhấn mạnh lợi ích và ưu đãi

Sau khi đã thu hút được sự chú ý của khách hàng tiềm năng bằng tiêu đề ấn tượng, phần mô tả quảng cáo là cơ hội để bạn cung cấp thêm thông tin chi tiết và thuyết phục họ click vào quảng cáo của mình
  • Tập trung vào lợi ích cho khách hàng: "Tiết kiệm 50% thời gian nấu ăn với nồi cơm điện đa năng. Tự động điều chỉnh nhiệt độ, giữ ấm 24h."
  • Sử dụng ngôn ngữ cụ thể và sinh động: Áo khoác chống thấm 100%, nhẹ như lông vũ, gấp gọn trong túi nhỏ. Lý tưởng cho những chuyến phượt bất chợt."
  • Nhấn mạnh tính độc đáo: "Duy nhất trên thị trường: Kem chống nắng không nhờn rít, chống nước 8 tiếng, an toàn cho làn da nhạy cảm."
  • Tạo cảm giác khẩn cấp hoặc khan hiếm: "Flash Sale 2 tiếng - Giảm sốc 70% cho 100 đơn hàng đầu tiên. Số lượng có hạn, nhanh tay kẻo lỡ!"
  • Sử dụng số liệu và dẫn chứng cụ thể: "97% khách hàng hài lòng. Đã bán hơn 10.000 sản phẩm trong tháng qua. Được 20+ beauty blogger tin dùng và giới thiệu."
  • Nhấn mạnh chính sách hậu mãi: "Đổi trả miễn phí trong 30 ngày. Bảo hành 2 năm cho mọi lỗi từ nhà sản xuất. Hỗ trợ kỹ thuật 24/7."
  • Tối ưu hóa cho thiết bị di động: "Mua sắm dễ dàng trên app. Quét mã QR để tải app và nhận voucher 100K."
Bài quá dài rồi... Em sẽ nói chi tiết về cách tối ưu ADS trên nền tảng Google & SEO cho website sau nhé. Nếu anh em thấy hay cho em 1 like, share. Comment vấn đề anh em gặp về Seo & Ads trên nền tảng này nhé. Em sẽ dành thời gian lên trả lời comment ạ.

Bài viết sưu tầm từ Định Phạm - Cường Hóa Website